Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Sưu tầm và lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng
Lượt xem: 2324
Chủ nhiệm đề tài: TS. Triệu Thị Kiều Dung
Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng
Thời gian thực hiện: Năm 2013-2014

I. Đặt vấn đề
Trong quá trình hình thành và phát triển qua đánh giá chữ Nôm Tày rất đa dạng, được sử dụng ở nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều tài liệu thuộc nhiều kiểu loại văn bản khác nhau. Qua các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu có tâm huyết cho thấy chữ Nôm Tày chính là một tinh hoa văn hóa vô cùng quý giá mà các thế hệ cha ông người Tày đã sáng tạo; loại văn tự tượng hình này, đã góp phần làm giàu làm đẹp thêm truyền thống văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Tày nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị lãng quên và mai một. Chính vì thế, vấn đề bảo tồn và lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày là một việc làm cấp bách và cần thiết để gìn giữ những di sản văn hóa phi vật thể mà cha ông ta đã để lại.

Từ thực tế đó, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã triển khai thực hiện đề tài “Sưu tầm và lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng”, qua đó góp phần quảng bá và gìn giữ ngôn ngữ, văn hóa, văn học Tày cổ đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

II. Mục tiêu nghiên cứu
- Sưu tầm các văn bản Nôm Tày trên địa bàn 4 huyện của tỉnh;
- Tổ chức phân loại, chọn dịch, phiêm âm, chú giải một số văn bản tiêu biểu;
- Đề xuất một số giải pháp lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng.

III. Kết quả nghiên cứu
Sau 1 năm triển khai thực hiện, đề tài đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung đề ra, cụ thể:

- Tổ chức đánh giá vị trí, vai trò của các văn bản chữ Nôm Tày trong đời sống văn hóa dân gian, đời sống tín ngưỡng, khoa học và giáo dục, chính trị và hành chính quốc gia, văn học và nghệ thuật.

- Đã tiến hành khảo sát và tổ chức sưu tầm các văn bản chữ Nôm Tày trên địa bàn các huyện Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Hòa An. Kết quả đã sưu tầm được 11 văn bản chữ Nôm Tày. Đây là các tác phẩm có giá trị văn học, giá trị lịch sử và giá trị văn hóa đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

- Tổ chức phân loại các tác phẩm văn bản chữ Nôm Tày đã sưu tầm được, cụ thể: Thơ và câu đối có 01 văn bản; Truyện thơ Nôm Tày có 05 văn bản; Then, lượn 02 văn bản; Văn tế 02 văn bản; Sự kiện Lịch sử 01 văn bản.

- Dịch, phiên âm, chú giải được 05 văn bản chữ Nôm Tày, gồm: Quảng Tân - Ngọc Nương, Tiểu Nhị luận, Sự tích Bảo Lạc, Lượn tích, Thơ và câu đối.

- Đề xuất được 03 giải pháp để lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày, góp phần gìn giữ và bảo tồn các văn bản chữ Nôm Tày cho các thế hệ sau.

Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định các văn bản Nôm Tày có lịch sử hình thành và phát triển song hành với lịch sử phát triển của dân tộc người Tày, đặc biệt là tộc người Tày ở Cao Bằng. Văn bản chữ Nôm Tày góp phần đánh dấu sự phát triển văn hóa, tư tưởng, tình cảm, tâm linh… của một tộc người chiếm số lượng khá đông trên miền đất Cao Bằng và đã trở thành niềm tự hòa, là di sản văn hóa phi vật thể quý giá của quê hương Cao Bằng.
Tin khác
1 2 














image advertisement