Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Tập trung triển khai chiến dịch tiêm phòng bệnh dại
Lượt xem: 2803
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm từ động vật lây sang người, dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Do vậy, công tác phòng, chống bệnh dại trên đàn chó nuôi và trên người luôn được các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm với mục tiên phấn đấu ít nhất trên 70% số chó được tiêm phòng vắc xin dại; trên 70% số huyện, Thành phố không có ca bệnh dại trên đàn chó nuôi trong hai năm liên tiếp nhằm loại trừ bệnh dại và giảm thiểu thấp nhất tỷ lệ người mắc bệnh dại do động vật gây ra.
Từ năm 2014 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã in ấn, cấp phát 1.400 sổ quản lý đàn chó trên địa bàn tỉnh cho các xã, phường, thị trấn, 22.640 sổ đăng ký nuôi chó cho các hộ dân trên địa bàn Thành phố, thị trấn và nơi đông dân cư. Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hoàng Minh Đạt, mặc dù công tác tuyên truyền về những quy định trong phòng dịch bệnh dại được đẩy mạnh nhưng người dân vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó. Đặc biệt, công tác quản lý đàn chó tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn do người dân nuôi chó chưa thực hiện việc đăng ký, khai báo với chính quyền địa phương; nhận thức của người dân còn chủ quan cho rằng hiện không có ổ dịch dại. Tình trạng nuôi chó thả rông vẫn còn khá phổ biến tại một số địa phương, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa.
Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh dại trên đàn chó, chưa áp dụng các chế tài xử phạt đối với những trường hợp nuôi chó thả rông, không tiêm phòng. Do vậy tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó đạt thấp. Năm 2018, tổng đàn chó nuôi toàn tỉnh 63.558 con; tiêm vắc xin dại được 10.392 liều. Trong đó, các huyện: Hòa An, Bảo Lạc, Thạch An, Thông Nông, Trùng Khánh, Phục Hòa có tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp.
Chị Nông Thị Hương, tổ 4, phường Sông Hiến (Thành phố) cho biết: Hằng năm tôi đều mang chó đi tiêm vắc xin dại. Tuy nhiên nhiều hộ gia đình xung quanh vẫn thả rông chó, tôi mong mọi người chấp hành túc việc tiêm phòng cho đàn chó để bệnh dại không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Hiện nay, lực lượng thú y cơ sở tích cực triển khai chiến dịch tiêm phòng vắc xin bệnh dại trên đàn chó nuôi. Việc cấp thiết nhất lúc này cần có sự vào cuộc, chỉ đạo, đôn đốc sát sao từ chính quyền cơ sở. Để nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh dại, cần tăng cường nhận thức về công tác phòng, chống bệnh dại trong cộng đồng, đưa ra các khuyến cáo để người dân nhận biết và thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại hiệu quả.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 11/1/2019 về thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021. UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, sát sao biện pháp phòng, chống bệnh dại. Ngành Nông nghiệp chỉ đạo các đơn vị chuyên môn chuẩn bị đầy đủ vắc xin, cấp phát kịp thời cho các huyện, Thành phố; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch; thực hiện tốt các nội dung quy chế phối hợp với ngành y tế trong điều tra, giám sát, trao đổi thông tin dịch bệnh dại; phối hợp với các cơ quan, tổ chức làm tốt công tác truyền thông phòng chống bệnh dại. Ngành Y tế chỉ đạo đơn vị chuyên môn thực hiện tốt công tác giám sát, tư vấn, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
Các huyện, Thành phố đã cụ thể hóa kế hoạch của tỉnh, chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó gắn với kế hoạch phòng, chống bệnh dại và kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm hằng năm từ tháng 3 - 5. Đồng thời huy động các nguồn lực, lực lượng tại chỗ tổ chức tiêm đại trà, tập trung trong thời gian ngắn để tạo miễn dịch quần thể tốt nhất cho đàn chó; tổ chức tiêm phòng bổ sung quanh năm cho chó mới sinh, chó mới nhập đàn để tạo miễn dịch khép kín. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó phải đạt từ 70% trở lên, đảm bảo điều kiện phòng ngừa bệnh dại lây sang người.
Mầm bệnh dại vẫn luôn lưu hành trên động vật, trong khi tập quán chăn nuôi chó thả rông vẫn là phổ biến; một bộ phận người dân còn chủ quan, không tiêm phòng dại cho chó, mèo nên nguy cơ bùng phát bệnh dại rất cao. Vì vậy thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại là việc làm thường xuyên.
Tiêm phòng bệnh dại cho chó chính là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh dại cho người. Trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và tạo sự đồng thuận của người dân để chủ động, tích cực tham gia các biện pháp phòng chống dịch. Nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở trong công tác phòng dịch. Ngành Nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống bệnh dại. Chú trọng tuyên truyền về tình hình bệnh dại, nội dung kế hoạch tiêm phòng, phòng chống bệnh dại, kỹ thuật tiêm phòng, chính sách của Nhà nước… để nhiều người dân được tiếp cận, thay đổi nhận thức, tích cực hưởng ứng chiến dịch tiêm phòng bệnh dại. Đồng thời, tăng cường phối hợp điều tra ổ dịch, giám sát, phát hiện kịp thời dịch bệnh dại trên đàn chó, mèo và trên người; đẩy mạnh công tác quản lý đàn chó nuôi tại các khu dân cư. Duy trì tốt các điểm khám, tư vấn, tiêm phòng bệnh dại cho người.
Theo kế hoạch năm 2019, toàn tỉnh tiêm 25.000 liều vắc xin phòng dại cho đàn chó. Riêng năm 2018, toàn tỉnh có 1.176 người bị chó cắn, số chó nghi mắc bệnh dại 17 con.


Ngu?n: Theo Báo Cao Bằng
Tin khác














image advertisement