Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và phát triển sản xuất cây Tam thất tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”
Lượt xem: 250
Chiều 26/7/2022 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và phát triển sản xuất cây Tam thất tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” do thạc sĩ Nông Thị Nga, Hội Nông dân huyện Hà Quảng làm chủ nhiệm. Đồng chí Bế Đăng Khoa - Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.  

Đ/c Bế Đăng Khoa - Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng kết luận cuộc họp

Đề tài được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 2/2019 đến tháng 4/2022. Các nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm của đề tài bao gồm: điều tra thu thập mẫu giống cây Tam thất tại các xã trên địa bàn huyện Hà Quảng; Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây Tam thất bằng hạt; Xây dựng địa điểm xây dựng vườn ươm tại xóm Tặc Té, xã Thanh Long, huyện Hà Quảng, diện tích vườn ươm 200m2, có hệ thống mái che, độ tán che 70% ánh sáng bằng lưới màu đen, lưới bảo vệ xung quanh; Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây tam thất.

Trong thời gian 3 năm, đề tài đã đạt được những mục tiêu cụ thể: nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và sản xuất cây Tam thất phục vụ phát triển sản xuất dược liệu tại tỉnh Cao Bằng. Xây dựng 01 mô hình trồng thử nghiệm, thu hoạch, sơ chế, bảo quản cây dược liệu Tam thất tại huyện Hà Quảng theo hướng tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc(GACP- WHO)”. Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây Tam thất phù hợp với điều kiện địa phương. Chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống và sản xuất cây tam thất cho người dân.

Quá trình thực hiện đề tài đã chỉ ra được cây Tam thất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng xã Thanh Long. Việc phát triển trồng cây tam thất nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng có giá trị kinh tế cao, sản xuất hàng hóa có quy mô lớn. Tam thấy là một trong những dược liệu quý và có giá trị trên thị trường. Các sản phẩm liên quan đến tam thất bao gồm: củ tam thất, hoa và nụ tam thất, quả tam thất. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây tam thất đều được dùng để làm thuốc. Vì vậy đề tài không chỉ có ý nghĩa về y học, mà còn góp phần giúp người dân địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, phát triển kinh tế, xã hội.

Tại cuộc họp, các thành viên hội đồng đã đánh giá: Đề tài đã thực hiện đầy đủ đúng theo yêu cầu của hợp đồng đã ký, đảm bảo tính chính xác, trung thực. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài là phù hợp. Các sản phẩm của đề tài mang tính hệ thống, logic, đầy đủ, lập luận chặt chẽ, phân tích rõ ràng. Kết quả của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nguồn cây dược liệu quý tại Việt Nam nói chung và ở Cao Bằng nói riêng.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh đánh giá nghiệm thu đề tài xếp loại: Đạt./.

 

 

Tác giả bài viết: P.H

Tin khác














image advertisement